Th10 252019

Cước biển và các phụ phí kèm theo mà doanh nghiệp cần biết

Cước biển và các phụ phí kèm theo mà doanh nghiệp cần biết

Hiện nay vận chuyển đường biển nội địa hay quốc tế có rất nhiều người doanh nghiệp sử dụng. Nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài với khối lượng mặt hàng lớn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho việc kinh doanh sản phẩm của mình. Việc vận chuyển khối hàng càng lớn và nhiều thêm sẽ giúp cho doanh nghiệp càng tiết kiệm đối với vận chuyển đường biển.

Khi vận chuyển bằng đường biển chúng ta sẽ phải trả những chi phí cước đường biển khác nhau trong việc vận chuyển hàng hóa. Có thể những doanh nghiệp mới vận chuyển hay chưa vận chuyển tìm hiểu điều này. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những loại cước đuờng biển hiện có hiện nay:

Bài nên xem: Lý do bạn nên xuất nhập khẩu hàng hóa thành công

Cước biển là gì?

Cước biển trên tiếng Anh của nó là Freight Cost đây được xem là một khoản chi phí để có thể vận chuyển hàng hóa cho một container hay một CBM. Tùy theo những điều kiện khác nhau mà sẽ có những mức tính cước khác nhau.
Ai là người phải chịu chi phí này? Về tính chất và nguyên tắc phải dựa trên các điều khoản và quy tắc thương quốc tế Incoterm 2010

Nếu mua hàng theo điều kiện EXW, FCA, FOB, FAS (xem bài viết: Những điều khoản trong Incoterms 2010) thì người mua phải trả khoản phí này.

Ngược lại nếu bạn bán hàng theo điều kiện này thì bạn không phải bận tâm về điều đó.

Nếu doanh nghiệp mua hàng theo điều kiện CFR, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP, CIF hoặc các điều kiện khác chỉ tồn tại trong incoterm 2000 như DES, DDU, DEQ, DAF thì bạn tạm thời không phải lo lắng về khoản này, ngược lại người bán sẽ chi mọi chi phí vận chuyển đến nơi quy định của điều kiện giao hàng đó.

Các loại phụ phí thường gặp trong vận tải biển

Trong vận chuyển đường biển sẽ phát sinh ra thêm các phụ phí, phụ phí này sẽ tính cộng vào chi phí vận chuyển thông qua cước. Mục đích là chủ tàu muốn bù đắp những chi phí phát sinh hay là doanh thu giảm đi vì một số lí do nào đó.

Những phụ phí này thường có thể thay đổi và phị phí này được hãng tàu thông báo rất ngắn trước khi gửi hàng

1. BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Khi giá nguyên liệu thay đổi thì các chủ tàu có thể thu thêm phụ phí do biến đổi giá nguyên liệu
Ngoài cước biển, Hãng tàu ở một số tuyến đường dài như Mỹ, Đức về Việt Nam có thu chủ hàng phí này để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

2. CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Nếu có sự biến động ngoại tệ thì chủ tàu có thể thu chi phí phát sinh do sự biến động tỷ giá ngoại tệ.

3. COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

Nếu trong quá trình thay đổi đường đi thì chủ tàu sẽ thu thêm các phí như: phí xếp dỡ, phí lưu container, hay phí vận chuyển.

Hãy sử dụng dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu của Thiên Gia Phúc để không bị phát sinh chi phí nào khác khi vận chuyển.


Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *